Các trang mạng xã hội – Social Media
Đây là những trang truyền thông xã hội nguyên mẫu – Facebook, MySpace, Linkedln và Google+. Chúng là những trang web mà mọi người nghĩ ngay đến khi bạn nói đến từ “mạng xã hội”. Theo định nghĩa của Facebook, chúng là “những tiện ích xã hội kết nối bạn với những người xung quanh”. Về cơ bản, chúng cho phép người dùng lập nhóm (hoặc nhiều nhóm bạn riêng biệt trong trường hợp của Google+ và các danh sách Facebook) mà họ có thể chia sẻ mọi thứ theo nhiều cách thức – từ video, các bài báo, các trò chơi, các nhóm và các hoạt động thiện nguyện, v.v… Nếu bạn vẫn chưa tham gia, hãy đăng ký tài khoản trên một trang mạng xã hội, rồi bạn sẽ hiểu.
Có rất nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội và con số này đang ngày càng gia tăng khi những người này mời bạn bè và người quen của họ tham gia cùng. Hiện nay, Facebook đang đứng đầu các gói mạng xã hội với gần 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Bạn sẽ còn thấy kinh ngạc hơn nữa với con số này nếu bạn biết Facebook chỉ mới ra đời vào năm 2004 và rằng đến tận tháng 4 năm 2006, mọi người mới biết đến sự tồn tại của nó. Theo Alexa Traffic Rank (www.alexa.com), Facebook hiện là trang web phổ biến thứ hai trên Internet, chỉ sau Google.
Gần đây, đã có những dấu hiệu cho thấy Facebook đang đạt đỉnh. Dù vẫn đang tăng trưởng tại các thị trường đang phát triển, nhưng Facebook bắt đầu đạt tới điểm bão hòa ở một số thị trường phát triển như Anh. Một báo cáo của Pew Center được công bố vào cuối năm 2013 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất hiện nay thuộc về nhóm người dùng trên 65 tuổi, những người tham gia mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Trong khi đó, đối tượng người dùng là thanh thiếu niên và người trẻ tuổi của Facebook dường như đang chững lại hoặc thậm chí giảm, khi họ chuyển sang các nền tảng mới nhằm vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và ông bà.
Các trang mạng xã hội rất phổ biến bởi chúng cung cấp cho người dùng khả năng tìm và kết nối với những người họ đã biết từ trước một cách thuận tiện; nhen nhóm lại những mối quan hệ cũ và củng cố những mối quan hệ mới. Chúng khiến quá trình kết nối với một mạng lướcáic cá nhân tr ở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bạn bổ sung thông tin vào hồ sơ và ngay lập tức trang của những người bạn mà bạn quan tâm hiện ra. Bạn có thể cùng lúc gửi thông tin đến tất cả bạn bè, hoặc chọn những người mà bạn muốn chia sẻ một nội dung cụ thể.
Trao đổi với một nhóm các nhà phát triển phần mềm tại San Francisco năm 2007, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập trẻ tuổi của Facebook, tóm tắt sứ mệnh của công ty như sau: “Tại Facebook, chúng tôi đang nỗ lực biến thế giới thành một nơi cởi mở hơn bằng cách tạo nên những thứ giúp mọi người sử dụng các kết nối thực của mình để chia sẻ thông tin hiệu quả hơn.” Sứ mệnh đó gần như đã gói gọn hiện tượng mạng xã hội đang thống trị thế giới trực tuyến ngày nay.
Nhà tiếp thị được gì từ đó?
- Quảng cáo: Các trang mạng xã hội ngày càng cởi mở hơn với hình thức quảng cáo trả tiền và cung cấp các tùy chọn quảng cáo linh hoạt, thường là dựa trên mô hình PPC, cho những doanh nghiệp tìm cách xác định mục tiêu quảng cáo dựa trên hồ sơ cá nhân và/hoặc các hành động cụ thể của người dùng. Dù góc nhắm mục tiêu rất hấp dẫn và người dùng mạng xã hội rất đông đảo… nhưng cần nhớ rằng hầu hết người dùng truy cập các trang web mạng xã hội để giao tiếp. Họ không ở chế độ “mua hàng” và tỷ lệ thành công của quảng cáo bằng mạng xã hội vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, cần cân nhắc chắc chắn độ “phù hợp” của nó với doanh nghiệp của bạn, xác định rõ đối tượng người dùng có hứng thú với sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn, đồng thời phải thận trọng: Hãy xem xét bối cảnh mà trong đó quảng cáo của bạn sẽ được nhìn thấy để tham gia, khiến họ hài lòng và thông báo thông tin thay vì lôi kéo để bán hàng, đồng thời theo dõi kết quả của bạn một cách cẩn thận.
- Cải thiện tiếp xúc/danh tiếng trực tuyến của bạn: Các trang mạng xã hội thường cho phép các tổ chức xây dựng hồ sơ cá nhân hoặc trang riêng. Các thành viên trong mạng lưới có thể trở thành “người hâm mộ” hoặc “thích” các trang này. Trang của bạn về bản chất là một trung tâm kinh doanh trong mạng lưới và đó có thể là cách tuyệt vời để xây dựng một cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn, đồng thời kiểm soát suy nghĩ của người dùng về bạn, tìm hiểu thêm về họ và cung cấp nội dung có giá trị. Hiện diện trên các mạng lưới này, luôn đảm bảo tính cập nhật, phù hợp và có giá trị của nội dung đối với người dùng, đồng thời phản ứng tích cực với những phản hồi mà bạn nhận được là cách tuyệt vời để thúc đẩy danh tiếng trực tuyến của bạn.
- Hãy nuôi dưỡng mối quan hệ với các nhà truyền giáo xã hội: Mạng xã hội có thể là nơi tuyệt vời để thu hút những người ủng hộ thương hiệu của bạn; hãy phát triển và chăm sóc mối quan hệ với các nhà truyền giáo cho thương hiệu của bạn. Những người sử dụng mạng xã hội rất thích chia sẻ. Hãy tìm những người đam mê ngành của bạn, thương hiệu của bạn, sản phẩm của bạn – thưởng cho họ những thông tin và nội dung có giá trị… sau đó quan sát khi họ đặt tất cả đam mê, lòng nhiệt thành, sự nhạy bén với phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá thương hiệu của bạn đến những người khác.