Influencers Kols – Sức mạnh người có tiếng nói.
Như một lẽ tự nhiên, với sự đi xuống của các hình thức tiếp thị truyền thống, khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng cảnh giác, thờ ơ với biển quảng cáo hay TVC, thay vào đó, họ muốn tự nghiên cứu, tìm hiểu sản phẩm và nghe về nó từ những người mà họ tin tưởng. Influencers là một channel tốt để triển khai theo xu hướng này.
Để thực hiện 1 chiến dịch dùng Influencer cần lưu ý như sau.
1. Các dạng influencers.
Hiện nay có 3 dạng phổ biến đó là:
– Celeb : người nổi tiếng, ca sĩ, VIPs.
– Professional Influencer: chuyên gia, người có chuyên môn cao trong từng lĩnh vực.
– Hot profile: người có followers cao, hot girl, hot mom…thường chia sẻ kinh nghiệm, review sản phẩm.
2. Cách chọn Influencer phù hợp.
Để chọn thì thường dựa trên 3 tiêu chí chính :
– Reach (mức độ tiếp cận, độ phủ)
– Resonace (độ cộng hưởng, độ tin cậy)
– Relavance (mức độ phù hợp với sản phẩm, dựa trên audience)
3. Measure (đo lường).
Mục tiêu cao nhất vẫn là Revenue, ROI (return of investment). Hiểu đơn giản là việc bạn ném tiền cho FB để phân phối ads thì chuyển qua cho Influencers (reach tương đương, lại giúp tăng CR).
Nhưng tuỳ theo chiến lược của sản phẩm thì KPI đo lường hiệu quả của campaign sẽ thường dựa trên mục tiêu ngắn hạn. Các chỉ số chủ yếu là Brand awareness, JEViC (join, engagement, viral và CTA), Brand Placement Ratio (tính bằng số Brand mentions / Tổng số replies)… Ngân sách tốt hơn có thể làm report bằng công cụ Social listening.
4. Budget (ngân sách).
Hầu hết các công ty SMEs, hay bán hàng online không đủ tiền để trả cho các Celebs để quảng bá sản phẩm.
Do đó, lựa chọn tốt nhất là những “micro influencer” với ngân sách dễ chịu hơn và hiệu quả khá tốt. Không ngạc nhiên khi một “micro influencer” với 50,000 người theo dõi có thể đạt được tương tác cao như một “top kols influencer” với 1 triệu người theo dõi. Tương tác thực cao và chi phí thấp cho những chiến dịch này giúp nhãn hàng bán sản phẩm và tăng hàng trăm người theo dõi mới.
VD: một công ty đồ thể thao hợp tác với 1 ngôi sao với 1 triệu fan, họ có thể tiếp cận 1 lượng khán giả lớn, nhưng 90% của những người này có thể không phải là dân yêu thể thao. Nếu công ty này làm việc với 20 người ảnh hưởng siêu nhỏ mà những người theo dõi họ cũng là fan cuồng nhiệt thể thao, nhãn hàng sẽ tiếp cận được một lượng lớn người hâm mộ thật sự.
5. Executive (triển khai).
Sau khi hệ thống các ý ở trên thì mọi người có cái nhìn tổng quan hơn. Khi vào chi tiết triển khai thì cần chú ý:
– Deal giá: thường là fixed cost, một số trường hợp sản phẩm tốt, hoặc campaign có lợi cho brand KOLs thì sẽ có discount tốt hơn (giống như content tốt thì FB ưu tiên hiển thị hơn).
– Content: cái này rất quan trọng quyết định không nhỏ đến thành công của chiến dịch.
Mỗi dạng KOLs sẽ có một cách viết content khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến feedback negative/positive. KOLs dạng 2 thì ít bị khủng hoảng truyền thông hơn vì chủ yếu Audience của họ rất tôn trọng và feedback thường là positive/neutral (trung lập). Tuy nhiên với Celebs và Hot Profile thì cần cẩn thận hơn. Content cho đội này thì khuyến cáo nên viết như review dưới góc độ là KH đã sử dụng sản phẩm thay vì tỏ ra mình là chuyên gia. Xoáy sâu vào trải nghiệm, lợi ích sp đem lại. Content cần được kiểm duyệt về độ thực tế và câu chữ trước khi published.
– Seeding: để hoàn thành 1 post thì cần follow đến điểm chạm tiếp theo là sự engagement của KH, vì vậy, để đảm bảo mức độ thành công của chiến dịch, cần chuẩn bị kịch bản seeding (over 10 comment..), mục đích tăng độ trust, điều hướng Audience, tránh tình trạng comment chỉ khen KOLs (đẹp thế, giỏi thế..).
Hiện nay, thay vì mất thời gian tìm cách liên hệ các Agency dịch vụ Influencers kols hay người đại diện để xin báo giá và các thủ tục lằng nhằng, mình ưa dùng các platform làm trung gian kết nối.
Nguồn : Facebook Group